Baruch Spinoza
Baruch Spinoza

Baruch Spinoza

Baruch Spinoza (/bəˈruːk spɪˈnoʊzə/,[10][11] Tiếng Hà Lan: [baːˈrux spɪˈnoːzaː]; tên khai sinh Benedito de Espinosa, tiếng Bồ Đào Nha: [bɨnɨˈðitu ðɨ ʃpiˈnɔzɐ]; sau đổi thành Benedict de Spinoza; 24 tháng 11 năm 1632 – 21 tháng 2 năm 1677) là một nhà triết học Hà Lan-Do Thái gốc Sephardi[9]. Ông được coi là một trong những người tiên phong của Thời kỳ Khai Sáng[12] và của Chủ nghĩa phê phán Kinh thánh[13], đề xướng khái niệm về bản thân và vạn vật[14], từ đó giúp ông trở thành một trong những triết gia duy lý quan trọng nhất thế kỷ 17[15]. Thừa hưởng quan điểm từ René Descartes, Spinoza trở thành đầu tàu của Thời kỳ hoàng kim Hà Lan. Tên của ông có nghĩa là "cầu phúc" và được biến thể trong các ngôn ngữ khác nhau, ví dụ như ברוך שפינוזה trong tiếng Hebrew. Trong tiếng Bồ Đào Nha, tên ông được viết thành Benedito "Bento" de Espinosa hay d'Espinosa, còn trong tiếng La-tinh, là Benedictus de Spinoza.Spinoza lớn lên trong khu Bồ Đào Nha-Do Thái tại thành phố Amsterdam. Ông sớm nhận ra những vấn đề lý luận trong Kinh Thánh Hebrew và bản chất của Đấng Tối cao. Cộng đồng Do Thái giáo tại đây đã kết tội cherem (חרם) với ông khi mới 23 tuổi, khiến ông bị khai trừ và buộc xa lánh khỏi xã hội Do thái, thậm chí với cả chính gia đình mình. Cuốn sách lớn đầu tiên của ông Index Librorum Prohibitorum sau này được đưa vào thư viện Giáo hội Công giáo Rôma. Người đương thời thường coi ông là một kẻ "vô thần", cho dù trong mọi quan điểm của Spinoza luôn đề cập tới sự tồn tại của Đấng Tối cao[16].Spinoza còn có một cuộc sống hướng ngoại trong vai trò là một thợ chế tác ống kính, khi ông tự thiết kế nhiều kính hiển vikính viễn vọng với nhiều nhân vật nổi tiếng như ConstantijnChristiaan Huygens. Ông từ chối mọi giải thưởng và tước hiệu trong suốt cuộc đời mình, kể cả trong lĩnh vực sư phạm. Ông qua đời vào năm 1677 ở tuổi 44, có thể do bệnh lao hoặc bệnh bụi phổi từ công việc chế tác ống kính của mình. Ông được hỏa táng tại nhà thờ Nieuwe Kerk tại Den Haag[17].Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông Đạo đức học chỉ được xuất bản sau khi ông qua đời. Quan điểm của ông đối lập với Nhị nguyên tâm trí - cơ thể của Descartes, ngay lập tức đưa ông trở thành một trong những triết gia phương Tây quan trọng nhất. Georg Hegel từng nói "Spinoza là điểm thử thách của triết học hiện đại, tới mức ta cần phải thừa nhận: Hoặc ta theo Spinoza, hoặc ta không phải là triết gia."[18] Thông qua những thành tựu triết học cùng tính cách con người, Gilles Deleuze gọi Spinoza là "hoàng tử của triết học"[19].

Baruch Spinoza

Đối tượng chính Đạo đức học, nhận thức luận, Siêu hình học, ngữ pháp Hebrew
Học vị Talmud Torah, Amsterdam[1]
(bỏ học)[2]
Đại học Leiden
(không tốt nghiệp)[3]
Tư tưởng nổi bật Thuyết phiếm thần, thuyết quyết định, thuyết trung tính, thuyết song song tâm sinh lý, tự do tư tưởngtự do tôn giáo, thuyết phân tách nhà thờ với Nhà nước, phê phán về quyền tác giả của Moses đối với các tác phẩm về Kinh Thánh Hebrew, trật tự chính trị xã hội theo quyền lực (không phải Khế ước xã hội), ảnh hưởng, natura naturans/natura naturata
Trường phái Chủ nghĩa duy lý
Chủ nghĩa Spinoza
Chủ nghĩa nền tảng (theo Hegel)[4]
Chủ nghĩa khái niệm[5]
Chủ nghĩa hiện thực ngây thơ[6]
Thuyết tương ứng của sự thật[7]
Vùng Triết học phương Tây
Sinh (1632-11-24)24 tháng 11 năm 1632
Amsterdam, Cộng hòa Hà Lan
Thời kỳ Thế kỷ 17
Mất 21 tháng 2 năm 1677(1677-02-21) (44 tuổi)
Den Haag, Cộng hòa Hà Lan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Baruch Spinoza //nla.gov.au/anbd.aut-an35517098 http://www.themontrealreview.com/2009/A-book-forge... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... //www.getty.edu/vow/ULANFullDisplay?find=&role=&na... http://plato.stanford.edu/entries/truth-correspond... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb11925350v http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb11925350v http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k943625 http://www.idref.fr/085696625